Nhằm quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình cải cách hành chính thành phố Nha Trang giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh nói riêng và trên địa bàn thành phố Nha Trang nói chung; tập trung tăng tốc để hoàn thành các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 – 2025).
Thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn xã, trong đó, vai trò, trách nhiệm, giao nhiệm vụ cải cách hành chính cho người đứng đầu địa phương luôn được đề cao, tạo chuyển biến rõ nét nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua, công tác cải cách hành chính trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh nhìn chung được chủ động, thường xuyên thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định. Việc rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách; chất lượng văn bản được nâng cao; đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chất lượng phục vụ người dân.
(UBND xã Vĩnh Thạnh họp quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính thành phố Nha Trang giai đoạn 2021-2030)
UBND xã Vĩnh Thạnh là một trong những địa phương thực hiện khá hiệu quả công tác cải cách hành chính trong những năm qua. Ông Phan Ngọc Thái, Đảng ủy viên, Quyền Chủ tịch UBND cho biết: Thực hiện mục tiêu cải cách hành chính vì nhân dân phục vụ, Đảng ủy, UBND xã đã tăng cường tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức xã trong thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cán bộ, công chức để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Lãnh đạo xã đã luôn nêu gương trong công tác cải cách hành chính, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; xử lý thành thạo văn bản điện tử và ký số trên môi trường mạng; thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ, có thái độ ứng xử đúng mực trong giao tiếp với công dân. Từ việc nêu gương của người lãnh đạo đã tạo sức lan tỏa tới mỗi cán bộ, công chức, là tiền đề quan trọng để địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính; từ đầu năm đến nay không có hồ sơ thủ tục hành chính nào giải quyết quá hạn.
Với sự chỉ đạo tích cực, quyết liệt của người đứng đầu, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn và đúng hạn ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của xã luôn đạt trên 98%, Theo số liệu thống kê trên Phần mềm Hành chính công của tỉnh từ ngày 01/01/2024 đến nay đã tiếp nhận: 1.067 hồ sơ, giải quyết đúng hạn và sớm hạn 1.066 hồ sơ đạt 99,9 %, 01 hồ sơ trễ hạn chiếm tỷ lệ 0,093 %
+ Hồ sơ trực tuyến: 752/1.049 hồ sơ đạt 71,6 % (chỉ tiêu thành phố giao 50 %)
+ Hồ sơ thanh toán trực tuyến: 497/1.049 hồ sơ đạt 47 % (chỉ tiêu thành phố giao 45 %) với tổng số tiền: 8.586.000 đồng
+ Hồ sơ chứng thực điện tử từ bản chính: 1.313/1.313 hồ sơ, tỷ lệ đạt 100 % chỉ tiêu thành phố giao.
Bên cạnh đó UBND xã luôn Phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình cải cách hành chính.Tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ. Tuyên truyền những nội dung trọng tâm, trong đó có nội dung về cải cách hành chính tại các Nghị quyết: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị; Chương trình hành động 30-CTr/TU ngày 23/2/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 13/5/2022 của UBND huyện triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 23/02/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết số 09-NQ-TW của Bộ Chính trị. Tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa năm 2024; Quyết định số 3012/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ Khung nhiệm vụ cải thiện và nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 18/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Kế hoạch 263/KH-UBND ngày 01/01/2023 triển khai Chương trình hành động số Chương trình hành động số 12823/Ctr-UBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 09/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng tham mưu chuyên môn và tổ chức các cuộc họp xử lý công việc thường xuyên của lãnh đạo UBND tỉnh. Tuyên truyền về tình hình, kết quả nổi bật trên các lĩnh vực cải cách hành chính của tỉnh, huyện năm 2023, năm 2024 và giai đoạn 2021- 2025; những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của từng cán bộ, công chức. Tuyên truyền việc công khai thông tin các dự án đầu tư; quy định, chính sách quản lý mới có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; những nỗ lực, giải pháp của chính quyền xã về hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp nhằm tiếp tục duy trì ổn định đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh. Phổ biến, tuyên truyền về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại địa phương.
Tiếp tục thông tin, tuyên truyền về các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm:
- Kết quả, lợi ích thực hiện dịch vụ công trực tuyến của địa phương; việc công bố thủ tục hành chính/danh mục thủ tục hành chính; việc công khai, giải quyết thủ tục hành chính; việc công khai địa chỉ tiếp nhận và kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo quy định pháp luật; - Việc xây dựng, triển khai Đề án tổng thể về xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025; Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước cho UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; việc giải quyết chế độ, chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài theo Nghị quyết của HĐND tỉnh;
- Tình hình triển khai, xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 19/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiến độ, kết quả và hiệu quả xây dựng, vận hành và khai thác thông tin, dữ liệu trên các Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành trong quản lý, điều hành và trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức doanh nghiệp;
- Thông tin kết quả đánh giá, đo lường năng lực quản trị địa phương đối với tỉnh được công bố trong năm 2023 qua các chỉ số: Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index), Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI), Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh (PACA Index); Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Khánh Hòa...;
- Thông tin về các mô hình, cơ chế đang được triển khai thí điểm, các điển hình tốt, cán bộ, công chức tiêu biểu, có nhiều sáng kiến, giải pháp tích cực góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại địa phương. UBND xã yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm sự đồng bộ trong chỉ đạo, triển khai tuyên truyền cải cách hành chính các cấp, ngành, phối hợp chặt chẽ cùng với các cấp ủy Đảng; Các nội dung trọng tâm tuyên truyền được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục, thống nhất, thiết thực, phù hợp với phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, kênh tuyên truyền, tăng cường sự tương tác, trao đổi đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp; và đặc biệt là phải bám sát chủ đề của năm 2024 là “Quản trị và điều hành”.
Có thể nói, sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu cơ quan hành chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình cải cách hành chính. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền UBND xã đã siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trên mọi lĩnh vực, phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn và từng cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo hay bỏ sót nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Yêu cầu 100% cán bộ, công chức đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc và đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Định kỳ tổ chức các hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với người dân, doanh nghiệp để nắm bắt, giải quyết kịp thời các kiến nghị; rà soát, đánh giá thực hiện công tác cải cách hành chính để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính,... Qua đó, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.
Có thể khẳng định, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình cải cách hành chính. Xác định rõ điều này, những người đứng đầu các ngành, các cấp trong thị xã cần tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngày càng phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp